Trong đó 6 mô hình “Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích” với diện tích 438 ha cho 456 hộ nông dân trên đất 2 vụ lúa. Ngoài ra còn 6 mô hình sản xuất cây trồng cạn gồm lạc, ngô, đậu xanh… áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa với quy mô 54 ha… và nhân rộng các mô hình CSA trên cây lúa, cây màu, cây rau.
Thực tế, lợi nhuận trên ruộng mô hình thực hành nông nghiệp thông minh (CSA) của lúa vụ đông xuân cao hơn ruộng đại trà từ 2,3 đến 7,26 triệu đồng/ha, vụ hè thu cao hơn từ 1,9 đến 14,9 triệu đồng/ha.
Trên ruộng mô hình nhân rộng CSA lúa vụ đông xuân cao hơn ruộng đại trà từ 2,2 đến 7,9 triệu đồng/ha, vụ hè thu cao hơn từ 3,08 đến 7,2 triệu đồng/ha. Trên ruộng mô hình CSA lạc vụ đông xuân 2017 - 2018 cao hơn đại trà từ 2,91 đến11,35 triệu đồng/ha nên nông dân rất thích sản xuất mô hình CSA.
Tham gia nhân rộng mô hình CSA, bà con nông dân được hỗ trợ các nội dung như giống, các loại vật tư mới như đạm nhả chậm, chế phẩm vi sinh, thiết bị sạ hàng, lên luống, gieo hạt, thiết bị tưới… cơ chế hỗ trợ một vụ trên một diện tích SX. Đối với cây lúa hỗ trợ 50% công cụ sạ hàng; 50% giống, 30% vật tư phân bón nhả chậm, 50% chế phẩm xử lý rơm rạ. Với cây màu hỗ trợ 50% công cụ gieo hạt lạc, đậu xanh và ngô, 70% giống lạc, đậu xanh và ngô đảm bảo phẩm cấp, 30% phân bón nhả chậm, 100% chế phẩm vi sinh và 100% bạt phủ nilon. Với cây rau hỗ trợ 50% hệ thống tưới tiết kiệm, 50% thiết bị như khay gieo hạt, khay đựng sản phẩm, lưới đen, 50% giống rau mới đảm bảo phẩm cấp, 100% chế phẩm vi sinh. Đối với cây hồ tiêu hỗ trợ 50% hệ thống tưới tiết kiệm, 100% chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh chết nhanh, chết.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định qua 4 vụ triển khai thực hiện các mô hình CSA tại các đại điểm ở địa phương cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và nhận thức về BĐKH của nông dân các vùng dự án đã nâng lên.
Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/