Dự án gồm 02 hợp phần
Hợp phần 1: Tăng cường dịch vụ quản lý thủy lợi
Hợp phần 2: Hỗ trợ quản lý thực hiện dự án
Dự án nhóm: B
Tổng vốn đầu tư Dự án: 19 triệu USD, tương đương 439,337 tỷ đồng
Tổng quan về ba Dự án
a. WEIDAP/ADB8
b. CAIM/ADB9
c. CAIFRM/ADB10
DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8)
Khoản tín dụng số Cr.5749-VN cho dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) ký ngày 8 tháng 4 năm 2016, thông tin về thời gian như sau:
- Ngày hiệp định có hiệu lực: 7/7/2016.
- Ngày đóng khoản vay: 30/6/2022.
- Tổng thời gian thực hiện dự án: 72 tháng.
1. Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng quát
- Hỗ trợ thực hiện Chương trình Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thông qua sửa chữa, nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý, vận hành an toàn đập nhằm bảo vệ cho dân cư và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng hạ du.
Mục tiêu cụ thể
- Khôi phục và đảm bảo an toàn công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập đã bị xuống cấp hoặc thiếu năng lực xả lũ.
- Cải thiện thể chế, chính sách về quản lý, giám sát an toàn đập quốc gia, tăng cường năng lực quản lý, vận hành và cơ chế thông tin phối hợp trên lưu vực.
- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi dự án, quản lý môi trường, xã hội.
2. Các Hợp phần và phân bổ nguồn vốn
2.1. Dự án gồm 3 hợp phần với nguồn lực được phân bổ như sau
- Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (412 triệu USD).
+ Đánh giá khả năng xả lũ và nâng cao khả năng phòng, chống lũ cho các hồ chứa lớn.
+ Sửa chữa, cải tạo các hồ, đập bị hư hỏng về kết cấu và thiếu năng lực xả lũ.
+ Trang bị cho hỗ trợ dự báo, giám sát và vận hành hồ chứa.
- Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (20 triệu USD).
+ Trang bị thiết bị phục vụ giám sát, vận hành liên hồ chứa và cảnh báo thiên tai trên lưu vực.
+ Trang bị công cụ hỗ trợ cho các đơn vị quản lý an toàn đập.
+ Cải thiện thể chế và chính sách an toàn đập.
+ Hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra, giám sát an toàn đập.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện các đánh giá.
+ Đào tạo, truyền thông nâng cao năng lực và kỹ năng ứng phó với sự cố đập và rủi ro thiên tai.
- Hợp phần 3: Quản lý dự án (11 triệu USD).
+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm hỗ trợ thực hiện dự án (PIC) và giám sát độc lập bên thứ ba (ISC).
+ Kiểm toán dự án.
+ Đào tạo năng lực quản lý dự án cho các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cấp Trung ương và cấp tỉnh trong và ngoài nước; Cung cấp trang thiết bị, tài chính, hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án.
2.2. Địa điểm thực hiện
Các tỉnh thực hiện dự án là các tỉnh tham gia Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa, 34 tỉnh bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh.
2.3. Tổng mức đầu tư cho dự án
Tổng mức đầu tư cho dự án là 443 triệu USD, trong đó 415 triệu USD được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và 28 triệu vốn đối ứng trong nước (phân bổ tại quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Ph
1. Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án vốn vay Chống chịu khí hậu tổng hợp sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (GEF-ICRSL) 2. Dự án tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước.. (GCF-ADB8)
Dự án Quản lý thiên tai “VN-HAZ/WB5” vay vốn ODA của Ngân hàng Thế giới được Chính phủ giao Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản dự án. Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy Lợi là chủ dự án. Dự án triển khai tại 10 tỉnh miền Trung Việt Nam (Gồm: Thanh Hóa
Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD- ICRSL) bao gồm 5 hợp phần với 16 tiểu dự án, trong đó có 6 tiểu dự án về nâng cao khả năng quan trắc, dự báo, phân tích cơ sở dữ liệu và 10 tiểu dự án tập trung cho vi
1.Tên dự án: “Cải thiện nông nghiệp có tưới” (WB7)
2. Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
3. Số khoản vay: 5352-VN
4. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông Nghiệp và PTNT (MARD)
5. Chủ dự án: Ban QLTW các dự án Thủy lợi (CPO)
Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An bảo đảm tưới ổn định, linh hoạt cho 27.656 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 1,89 m3/s và cho sinh hoạt 1,59 m3/s thuộc địa bàn 4 huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu;
DỰ ÁN "NÂNG CẤP HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG LÈN VÀ SÔNG MƠ (SÔNG HOÀNG MAI) NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT MẶN, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU" (KEXIM1)
Hiệp định vay số VN-51 cho dự án "Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ (Sông Hoàng Mai) nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu" (KEXIM1) ký ngày 24 tháng 11 năm 2016, thông tin về thời gian như sau:
- Ngày hiệp định có hiệu lực: 28/02/2017.
- Ngày đóng khoản vay: 28/08/2022.
- Tổng thời gian thực hiện dự án: 66 tháng.
1. Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng quát
Dự án nhằm nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, tạo nguồn nước ngọt cung cấp cho vùng dự án, cải tạo môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống thủy lợi sông Lèn (Thanh Hóa):
- Ngăn mặn, giữ ngọt để đảm bảo nguồn nước cung cấp nước cho 26.214 ha đất sản xuất nông nghiệp; cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi và các ngành kinh tế khác thuộc các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Bỉm Sơn hoạt động ổn định; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho khu vực dự án.
- Cải thiện môi trường sinh thái khu vực hưởng lợi thuộc dự án.
- Góp phần phát triển giao thông đường bộ qua sông.
- Các nhiệm vụ khác của sông Lèn vẫn đáp ứng năng lực hiện tại.
- Đảm bảo trả lại gần như nguyên trạng khả năng tháo lũ của sông Lèn.
- Đảm bảo giao thông thủy trên sông.
• Hệ thống thủy lợi sông Hoàng Mai (Nghệ An).
- Ngăn mặn, giữ ngọt, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân, đồng thời góp phần cải thiện môi trường tự nhiên trong vùng dự án.
- Cấp nước cho 400ha nuôi trồng thủy sản và 9,5 triệu m3/năm cho các khu công nghiệp trọng điểm trong vùng như: Hoàng Mai, Đông Hồi v.v… và đô thị.
- Kết hợp cải thiện giao thông bộ trong khu vực.
2. Các Hợp phần và phân bổ nguồn vốn
2.1. Dự án gồm 4 hợp phần
Hợp phần A: Xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi
Hợp phần này gồm 02 tiểu dự án (công trình):
Hệ thống thủy lợi sông Lèn;
Cống kiểm soát mặn sông Mơ (sông Hoàng Mai).
Hợp phần B: Thích ứng với biến đổi khí hậu
Các nội dung trong hợp phần này bao gồm:
Hỗ trợ xây dựng chính sách, kế hoạch hành động và tăng cường năng lực quản lý để thực hiện ứng phó với Biến đổi khí hậu;
Cải thiện kiến thức, nâng cao năng lực nghiên cứu để thực hiện các phân tích hỗ trợ việc lập kế hoạch và phát triển chính sách cũng như thực hiện các giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu;
Xây dựng năng lực điều tiết, hướng dẫn, cơ chế thực hiện các chính sách và kế hoạch đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hợp phần C: Cải thiện môi trường sinh thái dựa vào cộng đồng
Việc triển khai dự án cải thiện môi trường đều do cơ quan chức năng thực hiện, cộng đồng thì rất thụ động tiếp nhận sự cải thiện này. Do vậy, hiệu quả dự án cải thiện môi trường, nhất là dự án tại khu vực dân cư chỉ đạt được tức thời mà không có duy trì lâu dài, bền vững. Giải pháp trao dự án cải thiện môi trường cho cộng đồng sẽ khắc phục được hạn chế đó.
Ban quản lý dự án sẽ phối hợp với UBND xã và tư vấn sẽ đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện. Về phía người dân chủ động đề xuất các giải pháp tương ứng, phù hợp với khu vực của mình. Biện pháp này sẽ tạo nên hiệu quả kép: Bởi thông qua hành động thực tế, người dân tự nâng cao nhận thức, đồng thời để giữ gìn công sức mình đã đóng góp nhằm làm sạch môi trường sống của mình, họ sẽ là lực lượng đóng vai quan trọng trong việc kịp thời ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm môi trường lên khu vực vực mình sinh sống. Mặt khác, chính người dân sẽ là tham gia giám sát và đánh giá chính xác hiệu quả dự án.
Cộng đồng sẽ chủ động hơn trong việc đề ra những chương trình phù hợp với nhận thức và hành động của họ. Từ đó, phát huy sức mạnh trong việc cải thiện và gìn giữ môi trường sống xanh, sạch.
Hợp phần D: Quản lý dự án và tăng cường năng lực
Hợp phần này sẽ bao gồm các nội dung sau:
Sổ tay thực hiện dự án, sổ tay đấu thầu, sổ tay quản lý tài chính, ...
Huy động tư vấn hỗ trợ quản lý thực hiện dự án
Thiết lập hệ thống thông tin quản lý dự án
Xây dựng chương trình đào tạo quản lý thực hiện dự án
2.2. Địa điểm thực hiện: Thanh Hóa và Nghệ An.
2.3. Tổng mức đầu tư cho dự án
Tổng mức đầu tư của dự án là 2.135,712 tỷ đồng (tương đương 99,567 triệu USD), trong đó:
Vốn ODA: 1.650,236 tỷ đồng (tương đương 76,934 triệu USD);
Vốn đối ứng: 484,892 tỷ đồng (tương đương 22,633 triệu USD).