Trang chủTin tức dự án

Đoàn công tác xác định dự án của Ngân hàng Thế giới

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi

  Theo thư của Ngân hàng Thế giới (WB), Đoàn công tác của WB vào làm việc tại Việt Nam trong thời gian từ ngày 02-13/3/2020 để xác định và chuẩn bị đề xuất dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi”. Sau khi làm việc với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy lợi, Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi), đoàn đã đi tìm hiểu thực tế tại 7 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

            Tóm tắt kết quả làm việc với Bộ NN&PTNT và các địa phương như sau:

I. LÀM VIỆC VỚI CÁC CƠ QUAN THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

- Thành phần tham dự: ông Nguyễn Đăng Hà – Vụ trưởng Vụ An toàn đập (TCTL) và các chuyên viên của Vụ; ông Nguyễn Cảnh Tĩnh – Phó trưởng ban Ban CPO và chuyên viên ban CPO, Đoàn công tác WB.

- Nội dung làm việc:

+ Tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đển tổ chức, thể chế quản lý an toàn đập theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP về Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

+ Thống nhất nội dung chi tiết chương trình làm việc tại các địa phương bao gồm: (i) Tổng quan tình hình hiện trạng các công trình thủy lợi tại các địa phương; (ii) Nhu cầu của các tỉnh trong việc đầu tư nâng cao an toàn đập và hiệu quả hạ tầng thủy lợi; (iii) Trần nợ công của các tỉnh và tỷ lệ vay lại; (iv) Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; (v) Tiêu chí lựa chọn công trình tham gia dự án; (vi) Sự sẵn sàng vốn đối ứng để thực hiện các công tác chuẩn bị dự án.

+ Trao đổi thảo luận về các tiêu chí lựa chọn công trình tham gia dự án, dự kiến đề xuất một số tiêu chí như sau: (i) Hồ chứa thiếu khả năng xả lũ; (ii) Hồ chứa hư hỏng các công trình đầu mối (đập, cống, tràn,...) và hệ thống kênh mương xuống cấp cần được sửa chữa; (iii) Hồ chứa có vùng hạ du đông dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế,...; (iv) Hồ chứa có dung tích >100.000m3; (v) các nội dung liên quan đến thể chế, chính sách theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 14/10/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

II. LÀM VIỆC TẠI CÁC TỈNH

1. Tỉnh Quảng Bình

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Trần Tiến Dũng – Phó Chủ tịch UBND; ông Mai Văn Minh – PGĐ phụ trách Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Sở Tài chính, Sở KHĐT, Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi.


- Nội dung làm việc:

+ Sở Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 150 hồ chứa, 208 đập dâng, 286 trạm bơm, 127 cống và 295 hệ thống chuyển nước). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 22 hồ chứa, 02 đập dâng với tổng kinh phí là 400 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 752 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh.

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tiến độ chuẩn bị: dự kiến đề xuất danh mục dự án sẽ được lập trong khoảng từ 3-6 tháng (kể từ thời điểm Bộ NN&PTNT có văn bản yêu cầu các tỉnh nộp đề xuất).

+ Tỷ lệ vay lại: 40% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 3 công trình:

+ Công trình điều tiết nước từ hồ chứa nước Thác Chuối đến cụm hồ huyện Bố Trạch: dự kiến xây dựng tuyến đường ống HDPE dài khoảng 9,5km. Tuy nhiên, theo ý kiến của đoàn WB thì đề xuất này chưa phù hợp với tiêu chí sơ bộ của dự án.   

+ Hồ chứa nước Trung Thuần: dự kiến đề xuất sửa chữa nâng cấp đập đất, cống lấy nước và hệ thống kênh tưới với kinh phí đề xuất khoảng 50 tỷ đồng.

Mặt đập

 

Cống lấy nước

 

Hệ thống kênh

 

+ Hồ Vực Tròn: đề xuất sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh đã xuống cấp với kinh phí đề xuất khoảng 100 tỷ đồng.



 

2. Tỉnh Quảng Trị

- Thành phần tham dự phía địa phương: bà Nguyễn Hồng Phương – PGĐ Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, phòng Kế hoạch, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.


- Nội dung làm việc:

+ Chi cục Thủy lợi đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 500 công trình thủy lợi gồm: 131 hồ chứa, 221 đập dâng, 157 trạm bơm, 15 cống ngăn mặn và 2.125 km kênh mương các loại). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 31 hồ chứa với tổng kinh phí là 700 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu với kinh phí đề xuất khoảng 100 tỷ đồng.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 284 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 45% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 2 công trình:

+ Hồ chứa nước Hiếu Nam: dự kiến đề xuất sửa chữa sạt trượt mái hạ lưu, xử lý thấm và sửa chữa, nâng cấp tràn xả lũ với kinh phí đề xuất khoảng 25 tỷ đồng.

Mái hạ lưu

 

+ Hệ thống thủy lợi Ái Tử: dự kiến đề xuất sửa chữa sạt trượt mái hạ lưu, xử lý thấm và sửa chữa, nâng cấp tràn xả lũ và nâng cấp hệ thống kênh tưới phía hạ du với kinh phí đề xuất khoảng 70-80 tỷ đồng.

Mặt đập

 

Hệ thống kênh

 

3. Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Trương Văn Giang – PGĐ Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.

- Nội dung làm việc:

+ Chi cục Thủy lợi đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 10 hồ chứa với tổng kinh phí là 643 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 580 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 50% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 2 công trình:

+ Đập Cửa Lác: dự kiến nâng cấp, mở rộng các cửa lấy nước, lắp đặt hệ thống giám sát tự động với kinh phí đề xuất khoảng 100 tỷ đồng.



+ Hồ chứa nước Thủy Yên: dự kiến đề xuất nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện hệ thống kênh chính, kênh nhánh khoảng 10km, lắp đặt hệ thống giám sát chất lượng nước với kinh phí đề xuất khoảng 25 tỷ đồng.



4. Thành phố Đà Nẵng

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Hoàng Anh Hòa – PGĐ Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật.


- Nội dung làm việc:

+ Sở NN&PTNT đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 73 công trình thủy lợi gồm: 20 hồ chứa, 29 đập dâng, 24 trạm bơm tưới và 406 km kênh mương các loại). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 19 hồ chứa với tổng kinh phí là 285 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 2.000 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 70% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 2 công trình:

+ Hồ chứa nước Đồng Nghệ: dự kiến đề xuất sửa chữa nâng cấp hệ thống kênh tưới, lắp đặt thiết bị quan trắc.


+ Hệ thống thủy lợi An Trạch: đề xuất sửa chữa, nâng cấp hệ thống điều tiết (buồng phao, cánh cửa điều tiết) và hệ thống kênh tưới.



5. Tỉnh Quảng Nam

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Trương Xuân Tý – PGĐ Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Sở KH&ĐT, Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.


- Nội dung làm việc:

+ Sở NN&PTNT đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích 525 triệu m3 phục vụ tưới cho khoảng 40.000 ha giao trồng hằng năm và 03 đập dâng). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 20 hồ chứa với tổng kinh phí là 350 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu với kinh phí đề xuất khoảng 318 tỷ đồng.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 700 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 70% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 2 công trình:

+ Hồ chứa nước Trung Lộc: dự kiến đề xuất sửa chữa nâng cấp đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước với kinh phí đề xuất khoảng 30 tỷ đồng.

Mặt đập

 

Cống lấy nước


Tràn xả lũ

 

+ Hồ Dùi Chiêng: dự kiến đề xuất sửa chữa nâng cấp đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước với kinh phí đề xuất khoảng 20 tỷ đồng.

Mặt đập

 

Cống lấy nước

 

6. Tỉnh Quảng Ngãi

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Nguyễn Mậu Văn – PGĐ Sở NN&PTNT và đại diện các cơ quan liên quan: Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.


- Nội dung làm việc:

+ Sở NN&PTNT đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 754 công trình thủy lợi gồm: 123 hồ chứa, 490 đập dâng, 06 đập ngăn mặn, 135 trạm bơm và 4.275 km kênh mương các loại). Đồng thời đề xuất các giải pháp công trình như: cải tạo, nâng cấp một số hồ đập và hệ thống thủy lợi bị xuống cấp (đề xuất của tỉnh là 9 hồ chứa với tổng kinh phí là 210 tỷ đồng) và các giải pháp tưới thông minh phục vụ tưới cho các diện tích lúa và hoa màu với kinh phí đề xuất khoảng 105 tỷ đồng.

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 500 tỷ (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 70% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

Đoàn công tác đã đi tìm hiểu thực tế tại 2 công trình:

+ Hồ chứa nước Phước Tích: dự kiến đề xuất xử lý thấm đập và sửa chữa nâng cấp tràn với kinh phí đề xuất khoảng 20 tỷ đồng.

Tràn xả lũ

 

+ Hồ chứa nước Đá Bạc: dự kiến đề xuất sửa chữa, nâng cấp mặt đập, xử lý thấm đập và sửa chữa nâng cấp tràn với kinh phí đề xuất khoảng 25 tỷ đồng.


7. Tỉnh Bình Định

- Thành phần tham dự phía địa phương: ông Trần Châu – Phó chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các cơ quan liên quan: Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Ban QLDA ngành NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi.


- Nội dung làm việc:

+ Sở NN&PTNT đã báo cáo về tình hình hiện trạng, công tác quản lý vận hành các công trình hồ đập trên địa bàn tỉnh (toàn tỉnh có 165 hồ chứa phục vụ tưới cho hơn 100.000 ha).

+ Trần nợ công của tỉnh: còn khoảng 552 tỷ đồng (theo số liệu dư nợ dự kiến đến cuối năm 2020).

+ Nguồn vốn đối ứng địa phương cho công tác chuẩn bị chủ trương và đề xuất dự án: dự kiến sẽ xin kinh phí từ nguồn chuẩn bị đầu tư của tỉnh hoặc từ nguồn vốn của dự án WB8 (tuy nhiên kinh phí này có thể sẽ phải trả lại vào đúng dự án mới để quyết toán).

+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025: dự án phải có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì địa phương mới đề xuất đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 được. Dự kiến sẽ thực hiện bổ sung trong năm 2021 khi chủ trương dự án được Thủ tướng phê duyệt.

+ Tỷ lệ vay lại: 50% (theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).

 

 

  

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác