Trình diễn thí điểm giải pháp quản lý nước ở kênh Lower Bari Doab, Pakistan
Pakistan, đặc biệt là ở tỉnh Punjab, có hệ thống thuỷ nông liền kề rộng lớn, với từng con sông và kênh nối tiếp nhau. Trong nửa thế kỷ trước, lượng tiêu thụ nước ngầm đã tăng cao, đặc biệt là trong khu vực canh tác. Khi nguồn nước mặt đã dần dần trở nên khan hiếm, nông dân phải dựa vào nước ngầm để tăng cường sản xuất lúa. Vùng dự án của ADB là một trong những hệ thống thủy lợi ở kênh Lower Bari Doab, tỉnh Punjab, bao gồm khoảng 700,000 héc ta đất với 300,000 gia đình nông dân.
Hệ thống này do Sở Thuỷ nông Punjab quản lý, có nhiệm vụ cung cấp nước từ các con sông qua kênh đến các nông trang. Sở phân phối nước theo cách luân phiên để cho công bằng. Tuy nhiên, Cán bộ dự án cao cấp Asad Ali Zafar và nhóm của ông đã nhận thấy một vấn đề lớn là các nhà quản lý kênh chỉ có quyền kiểm soát nước mặt và do đó thiếu cái nhìn bao quát về hệ thống thuỷ lợi.
“Trong khi nước tưới cho cây trồng vùng dự án được kết hợp từ các nguồn nước kênh, nước ngầm và mưa, các cán bộ vận hành kênh, chỉ có thể lập kế hoạch và đo dòng chảy của kênh.” -Asad AliZafar, Cán bộ dự án cấp cao (Tài nguyên nước), Cơ quan đại diện thường trú Pakistan, Vụ Trung Á và Tây Á cho biết.
Luồng công việc. Kể từ khi xây dựng kênh Lower Bari Doab, sản lượng cây trồng đã tăng lên, đảm bảo nhiều việc làm hơn cho nông dân và người lao động (ảnh của ADB).
Asad Ali Zafar cho biết “Không có dữ liệu về tổng thể hệ thống khu vực hoạt động tốt như thế nào, các khu vực ở đâu bị căng thẳng về nước, hoặc liệu nước có đủ để đáp ứng nhu cầu của cây trồng hay không”
Để giải quyết thiếu hụt thông tin về hệ thống thuỷ lợi, ADB đang giúp Pakistan cải thiện quản lý tài nguyên nước và tăng năng suất nông nghiệp có tưới bằng quỹ tài trợ nhiều đợt (MFF).
Các giải pháp chuyển đổi số sử dụng
Hình ảnh vệ tinh Landsat và Sentinel miễn phí. Hình ảnh vệ tinh được dùng để đo lường thông tin tưới tiêu, ví dụ như vùng đất tưới tiêu, cơ cấu cây trồng chính, thực tế và tiềm năng thoát hơi nước, độ ẩm của đất ở vùng rễ và sản xuất chất khô của cây trồng. Một lưới đo với độ chi tiết kích thước 30m x 30m đã được sử dụng và tạo ra dữ liệu theo định kỳ 8 ngày của chu kỳ luân chuyển nước. Thuật toán Cân bằng Năng lượng Bề mặt cho mô hình Đất được sử dụng làm công cụ tính toán cốt lõi để xử lý các thông số lý sinh quan sát được.
Viễn thám và quan sát trái đất của các loại cây trồng. Mô hình và dữ liệu quan sát trái đất giúp định lượng nhu cầu nước bằng cách cung cấp thông tin về nhu cầu nước cho cây trồng và vùng nào cần nhiều hay ít nước hơn. Dữ liệu này cho phép Sở Thuỷ nông Punjab đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên đánh giá về hiệu suất tổng thể của hệ thống cấp nước.
Mô hình công cụ hệ thống hỗ trợ quyết định. Được sử dụng để phân tích dữ liệu, mô hình giúp xác định những nơi cần cải thiện trong hệ thống cấp nước.
Mô hình công cụ dự báo. Một quỹ khác được tiếp cận để tài trợ cho việc phát triển một mô hình dự báo.
ADB đang chuẩn bị phát triển ứng dụng điện thoại di động tư vấn cho nông dân trên nền tảng IOS hoặc Android. Với ứng dụng này, Sở Thuỷ nông Punjab có thể cung cấp cho những nông dân đã đăng ký thông tin cập nhật theo thời gian thực.
BÀI HỌC RÚT RA
Sự tin dùng và năng lực của cơ quan thực hiện là điều cần thiết để áp dụng các giải pháp kỹ thuật số. Do có nhu cầu cải tiến mạnh mẽ từ Sở Thuỷ nông, đã thu được sự tin dùng của các cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện địa phương. Những người ra quyết định từ cấp đơn vị phân phối nước đến cấp Bộ đều ủng hộ. Tuy nhiên, khi chuyển giao kiến thức và triển khai công nghệ, Sở Thủy nông phải đối mặt với những thách thức trong việc vận hành một cách độc lập hoàn toàn. May mắn thay, Quỹ Đối tác Tài trợ Nước đã hỗ trợ thuê các chuyên gia bên ngoài tới làm việc chặt chẽ với cán bộ vận hành.
Các giải pháp số hoá nên được áp dụng dần dần hơn là đột ngột đến mức quá tải. Các cấp khác nhau của đơn vị áp dụng cần nhận biết và tiếp cận lần lượt để thúc đẩy áp dụng thành công giải pháp số. Cần thực hiện theo bước nhỏ để đảm bảo nguyên vẹn khả năng hấp thụ. Chuyển giao kỹ thuật sẽ không thành công nếu vội vàng. Quá trình nhân rộng và mở rộng sẽ dễ hơn nếu ta phân kỳ thực hiện.
Hỗ trợ tăng cường năng lực và hệ thống thông tin quản lý tài nguyên nước là cần thiết cho các đơn vị vận hành nước. Tại thời điểm kết thúc MFF, dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực đã giúp các đơn vị vận hành quản lý nguồn tài nguyên nước tốt hơn. Hỗ trợ kỹ thuật đã tạo lập được khung hệ thống thông tin quản lý tài nguyên nước và cho các đơn vị vận hành nước một góc nhìn tổng thể của việc sử dụng nước trên toàn tỉnh.