Một thành phố xanh, thông minh, có tính chống chịu: Phát triển thành phố New Clark, Philippines
Mục tiêu phát triển của thành phố New Clark là tạo ra một thành phố xanh, thông minh và có tính chống chịu. Một cộng đồng được quy hoạch do Cơ quan Chuyển đổi và Phát triển Nền tảng (BCDA) quản lý và sở hữu – mảnh đất rộng 9,450 héc ta đang được phát triển để biến thành một khu đô thị lớn như Cebu hay Davao. Vào ngày 17/12/2018, Prime Water Infrastructure Corp., Prime Assets Ventures Inc., MGS Construction Inc. và tập đoàn Israel’s TAHAL đã ký kết một thỏa thuận liên doanh với BCDA để cung cấp các công trình xử lý chất thải và nước thải thông minh cho thành phố New Clark.
Với tư cách là cố vấn cho BCDA về dự án nước và nước thải, ADB đã xác minh được một trong những vấn đề chính về mặt hạ tầng nước với những thành phố như Cebu và Davao đó là khai thác quá mức tầng chứa nước.
Một trong những mục tiêu chính để từ đó ngăn việc khai thác quá mức tầng chứa nước như hiện nay ở thành phố New Clark, nơi nguồn nước chính là nước ngầm.
Thành phố sống lại. ADB giúp đảm bảo rằng các nguyên tắc dựa vào tự nhiên sẽ định hướng việc phát triển các giải pháp về nước và nước thải trong Phát triển Thành phố New Clark (ảnh của ADB).
“Để đảm bảo New Clark sẽ là một thành phố xanh, thông minh và có tính chống chịu, thiết kế của thành phố cần tuân theo những nguyên tắc dựa vào tự nhiên”, bà Catherine Fong, cán bộ dự án, Cán bộ cấp cao về Đối tác Công - Tư, Ban Cố vấn 2, Văn phòng Đối tác Công – Tư, chia sẻ.
Trong kế hoạch tổng thể ban đầu, một dòng sông được phân luồng lại thành một đường thẳng, theo đó các tòa nhà có thể được xây dựng đến mép sông. ADB đã tài trợ cho một nghiên cứu về sông và khuyến khích BCDA nên cân nhắc lại việc phân luồng sông như là một phần của kế hoạch dựa vào tự nhiên.
“ADB đã tham gia vào quy hoạch dự án từ sớm. Khách hàng của chúng tôi, BCDA muốn đảm bảo rằng thành phố New Clark sẽ là thành phố xanh, thông minh và có tính chống chịu đầu tiên ở Philippines. Chúng tôi tài trợ cho nghiên cứu về sông để xác định được giải pháp dựa trên thiên nhiên cho dòng sông. Dựa trên nghiên cứu, chúng tôi khuyến khích giải pháp nơi mà con sông được cho không gian để làm trung tâm kinh tế và xã hội của thành phố New Clark. Bây giờ thành phố New Clark sẽ là một thành phố có công viên sông tuyệt đẹp chảy qua nó.” – Dhivya Ravikumar Chuyên gia về Đối tác Công - Tư, Ban Thư ký Nhóm Chuyên đề Đối tác Công - Tư, Văn phòng Đối tác Công – Tư, cho hay
Giải pháp số hóa được sử dụng
(Ảnh của CNN Phillipines)
Đồng hồ đo thông minh để tiết kiệm nước và giám sát đã trở thành tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật tối thiểu về hiệu suất. Các tiêu chuẩn này định hướng cho các hướng dẫn kỹ thuật mà tư nhân cần tuân thủ.
Hệ thống Kiểm soát Giám sát và Thu thập Dữ liệu (SCADA) cho phép thu thập, giám sát và xử lý trực tuyến dữ liệu thành phố để quản lý, ra quyết định hoặc tự động hóa tốt hơn. Ở Philippines, đồng hồ đo lưu lượng thường là công tơ cơ học độc lập đã lỗi thời không được kết nối thành hệ thống. Những ưu điểm của việc kết nối với hệ thống SCADA dựa trên đám mây bao gồm phát hiện sự cố trên hệ thống, theo dõi các điểm quan trọng và có được cái nhìn tổng quan về các chỉ số chính.
Công nghệ vệ tinh Spatial Data Analysis Explorer (SPADE) đã được áp dụng với sự trợ giúp của Cục Phát triển Bền vững và Biến đổi Khí hậu (SDCC) của ADB, để viễn thám hiện trạng sụt lún mặt đất và từ đó chỉ ra sự khai thác quá mức tầng chứa nước.
Dịch từ nguồn bài viết: https://www.adb.org/sites/default/files/publication/779061/digitalizing-h20-water-security-resilience.p