Trang chủTin tức - Sự kiện

ADB tiên phong trong số hoá ngành Nước: Nhìn về tương lai - Phần 2

Một số quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển hầu như đã ở trong tình trạng mất an ninh về nguồn nước 

 

Đánh giá định lượng về an ninh nước của các nước thành viên đang phát triển (DMC) của ADB, được báo cáo trong ấn phẩm hàng đầu của ADB, Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2020, chỉ ra hiện trạng “mất an ninh” ở 22 trong số 49 DMC - đại diện cho 2 tỷ người hoặc một nửa dân số toàn khu vực. Châu Á và Thái Bình Dương cũng là khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhiều nhất trên thế giới, gánh chịu hơn 40% số thảm họa trên toàn cầu và 84% số người bị ảnh hưởng. 

Một số điểm nhấn trong nội dung của ấn phẩm.

Chia sẻ kiến thức sẽ dẫn đến thành công. Thay vì tái thực hiện các giải pháp hiện có, ADB và các đối tác trong chính phủ và khu vực tư nhân cần ưu tiên phổ biến dữ liệu và câu chuyện về các nỗ lực số hóa. Các dự án thí điểm và thông tin về việc chuyển đổi thành công sang quản lý nước bằng kỹ thuật số sẽ dễ dàng mở đường cho những chuyển đổi tương tự. Càng có nhiều thông tin, sẽ càng có nhiều lựa chọn hơn cho các đơn vị khác áp dụng.

Duy trì tập trung cho cả cách tiếp cận vi mô và vĩ mô. Một lợi ích chính của công nghệ số hiện đại là khả năng nhân rộng của nó. Các dự án thí điểm có thể được sử dụng làm ví dụ. Mỗi lần triển khai thành công sẽ là nền tảng cho những lần tiếp theo và với mỗi lần thành công, nhu cầu từ người sử dụng, khách hàng và người tiêu dùng sẽ tăng lên. Mặc dù một giải pháp riêng lẻ có thể chỉ ở quy mô nhỏ, nhưng đó cần được coi là một phần của hệ thống nước tổng thể. Các cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện, chính phủ và các đối tác như ADB cần duy trì tập trung cho toàn bộ hệ thống trong khi thực hiện từng dự án hoặc nghiên cứu.

Tăng cường năng lực địa phương qua từng dự án. Hệ thống quản lý nước cần cả sự tham gia và cam kết lâu dài của các nhà quản lý địa phương. Bất kể quy mô của các dự án ban đầu là gì, không thể dùng chúng như những giải pháp một lần mà bị sự hào hứng ban đầu sẽ vơi dần theo thời gian. Quyền sở hữu về tinh thần đối với công nghệ mới phải thuộc về người sử dụng và người tiêu dùng, và mỗi dự án phải ưu tiên công tác nâng cao năng lực. Mỗi quan chức và nhà quản lý địa phương, nếu được trao quyền sở hữu, đều là người thúc đẩy tiềm năng của việc số hóa quản lý nước.

Tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm an ninh nguồn nước và các rủi ro thiên tai liên quan đến nước thêm trầm trọng hơn. Số hoá có thể giúp khu vực được cung cấp thông tin tốt hơn về nước, khí hậu và các yếu tố liên quan, nhờ đó, khu vực có thể lập kế hoạch và quản lý nước tốt hơn. Thay vì một làn sóng các giải pháp công nghệ cao, có thể số hoá như một loạt các cải tiến nhỏ, ổn định trong nguồn nước. Thành công của những nỗ lực này sẽ tạo động lực để tiếp tục áp dụng. Khi các phương pháp tốt nhất và các giải pháp thông minh nhất mới xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của ngành nước (xem Ví dụ về các Giải pháp Thông minh trong Quản lý Nước) cung cấp bằng chứng là cải thiện được kết quả với chi phí và năng lực hợp lý, rõ ràng là những giải pháp như vậy ngày càng được tiếp thụ nhanh hơn và ít bị cản trở hơn. 

Đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở tốt cho ngành nước, vốn luôn đi đầu trong việc ứng phó với đại dịch, rằng cần số hoá để trở nên kiên cường hơn trước những cú sốc và căng thẳng như vậy trong tương lai. 

Dịch từ nguồn bài viết: Digitalizing H2O: Digital for water security and resilience

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác