Tăng cường năng lực cho cộng đồng của 100 xã thuộc 10 tỉnh về quản lý thiên tai và tăng cường cảnh báo sớm đã giúp giảm thiểu tổn thương, chủ động sẵn sàng ứng phó trước thiên tai. Cộng đồng dân cư có được kiến thức cần thiết và hoàn toàn chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra trong khu vực, góp phần giảm đáng kể thiệt hại trong các mùa mưa bão 2016-2017-2018.
- 1.3. Tác động và tính bền vững
Thông qua các hoạt động công trình và phi công trình, dự án đã có những tác động to lớn: i) Đảm bảo an toàn hơn, tạo tâm thế vững vàng, đảm bảo an sinh, góp phần tích cực ổn định kinh tế xã hội, phát triển bền vững, giữ vững quốc phòng - an ninh kinh tế, xã hội cho người dân và cộng đồng trong vùng dự án. ii) Nhận thức, kiến thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai của người dân và cộng đồng đã được nâng lên một cách rõ rệt, qua đó góp phần hình thành những cộng đồng có năng lực và khả năng chống chịu tốt hơn trước thiên tai. iii) Việc thực hiện dự án có sức lan tỏa trong cộng đồng là một trong những điển hình cho các địa phương trong toàn quốc về việc thực thi một cách đầy đủ và có chất lượng tốt về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. iv) Nội dung các bản tin, dự báo, cảnh báo về khí tượng thủy văn được nâng cao hơn về chất lượng đã tạo cho người dân có sự chủ động, tin tưởng hơn trong việc ứng phó trước các hiểm họa thiên tai.
Các hoạt động truyền thông nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân sinh sống trong khu vực xây dựng công trình đã được dự án thực hiện trước (tham vấn người hưởng lợi về thiết kế), trong (người dân tham gia giám sát thi công xây dựng) và sau khi xây dựng công trình (phổ biến về chức năng nhiệm vụ của công trình và vận hành, bảo trì) đã nâng cao ý thức và sự tự nguyện bảo vệ các công trình mang đã lại lợi ích cho họ.
Các tiểu dự án được thiết kế, thi công, nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật, được bàn giao các tài liệu về vận hành bảo trì cho các đơn vị vận hành. Nguồn kinh phí bảo trì cho các công trình được các địa phương cam kết duy trì hàng năm. Các công trình quy mô nhỏ sẽ được chính quyền cấp xã duy trì dựa trên nguồn kinh phí của địa phương và nguồn nhân lực lao động tự nguyện của người dân hưởng lợi từ dự án. Cán bộ quản lý về vận hành và bảo trìđã được đào tạo để đảm bảo công trình được vận hành ổn định và bền vững.
- 1.4. Những khó khăn, thách thức
Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai dự án cũng gặp một sốkhó khăn, thách thức như:
- Diễn biến bất thường về thời tiết trong tình hình biến đổi khí hậu khó lường có xu hướng không theo qui luật đã và đang xảy ra đặc biệt là khu vực miền Trung trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của các công trình. Thông thường vào mùa lũ bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, hoạt động thi công đã không thể thực hiện.
- Do dự án triển khai trong thời gian dài, các chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi (Luật Xây dựng; Luật Đầu tư công; … Các văn bản dưới Luật) dẫn đến phải điều chỉnh các hoạt động của dự án cho phù hợp làm chậm triển khai 1 số hoạt động có liên quan.
- Công tác tổ chức quản lý thực hiện dự án: Trình độ, kinh nghiệm quản lý dự án không đồng đều ở các địa phương thuộc dự án; Tổ chức Ban quản lý dự án thay đổi theo qui định của Chính phủ về hợp nhất các Ban quản lý dự án (Nghị định số 59/2015/NĐ- CP), điều này đã làm thay đổi việc điều hành vốn đã được hình thành và vận hành trôi chảy tại các Ban quản lý dự án cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Bộ NN&PTNT và sự vào cuộc chủ động và tích cực kịp thời của các cơ quan trung ương (Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai; các cục, vụ, ban ngành có liên quan) và địa phương (UBND, Sở NN&PTNT, Ban QLDA, …), dự án đã khắc phục, vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Qua quá trình thực hiện dự án một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ các khâu thiết kế, tổ chức thực hiện dự án như sau:
Thiết kế dự án theo giai đoạn sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm là một cách thiết kế tốt có thể điều chỉnh các hoạt động thuộc giai đoạn sau hợp lý và đạt hiệu quả đầu tư hơn khi được thực hiện đại trà. Đầu tư dự án cần được đồng bộ giữa đầu tư xây dựng công trình và phi công trình để đảm bảo hiệu quả, bền vững.
Việc phối hợp triển khai thực hiện giữa các cơ quan đơn vị cần được quan tâm đặc biệt, nhất là những hoạt động liên quan đến nhiều cấp ở trung ương và địa phương. Công tác quản lý dự án sẽ tốt hơn khi giao nhiệm vụ cho các Ban quản lý dự án quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm. Hơn nữa, các cán bộ có kinh nghiệm này phải chuyên trách trong suốt quá trình thực hiện dự án. Cần phải duy trì Ban quản lý dự án này trong suốt quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án ít bị tác động nhất.
Tuân thủ chặt chẽ các qui định của nhà tài trợ và Chính phủ đối với dự án sẽ tránh được việc kéo dài thời gian xem xét không cần thiết do các lỗi gặp phải trong quá trình thực hiện. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các đơn vị quản lý dự án đặc biệt là các Ban quản lý dự án có ít kinh nghiệm hoặc lần đầu tham gia vào quản lý dự án ODA. Điều này sẽ giảm thiểu được những sai sót không đáng có trong quá trình thực hiện.
Việc huy động sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai vô cùng quan trọng, vừa nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng, người dân, vừa đảm bảo việc phát triển bền vững, có khả năng tự phục hồi trước thiên tai, mô hình quản lý thiên tai dự vào cộng đồng cần được nhân rộng ra nhiều xã.
2. Ảnh minh họa
Đoàn đại biểu Ấn Độ đến tham quan học hỏi kinh nghiệm về quản lý RRTT dựa vào cộng đồng của dự án.
Hoạt động diễn tập cứu hộ cứu nạn cấp xã tại Quảng Nam
Tiểu dự án hồ chứa nước Khe Tân, tỉnh Quảng Nam
Tiểu dự án Cảng tránh trú bão Mỹ Á, tỉnh Quảng Ngãi
3. Thông tin về người viết