Ở Ấn Độ, nước đóng một vai trò quan trọng trong an ninh lương thực và phúc lợi cho dân nghèo nông thôn. Trung bình, ước tính 84% lượng nước ở Madhya Pradesh được dành cho nông nghiệp, trong khi chỉ có 42% diện tích đất nông nghiệp được tưới. Hơn nữa, chỉ số hiệu quả sử dụng nước tưới chỉ đạt 38%, cho thấy hầu hết nước được sử dụng chưa hiệu quả. Với dân số tăng nhanh và nhảy vọt trong quá trình đô thị hoá, tình trạng thiếu nước – cả trong nông nghiệp và phi nông nghiệp – đang trở thành mối quan tâm lớn.
Dự án cải thiện hiệu quả tưới Madhya Pradesh đang tiên phong với hiểu biết về cách nâng cao hiệu quả tưới tiêu bằng cách tưới nhiều khu vực hơn ở Madhya Pradesh với cùng một lượng nước. ADB đã hỗ trợ việc chuẩn bị thiết kế, trong đó tập trung phát triển 125.000 ha mạng lưới thuỷ lợi mới và khu vực tưới cho sản xuất hiệu quả và thích ứng với khí hậu.
(Ảnh của ADB)
“Chúng tôi đã xem xét cách phát triển các hệ thống tự động điều áp quy mô lớn để cho phép tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong hệ thống tưới tiêu. Đây là một thách thức kỹ thuật lớn vì giải pháp cần phải linh hoạt và đảm bảo dịch vụ tưới tiêu đáng tin cậy. Nó cũng cần phải dễ dàng quản lý và tiết kiệm năng lượng.” – Rajesh Yadav, Cán bộ dự án cấp cao (Tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp), Cơ quan đại diện thường trú tại Ấn Độ, Vụ Nam Á chia sẻ.
Các mục tiêu trong việc phát triển các hệ thống thuỷ lợi mới và khu vực tưới cho sản xuất bao gồm: phát triển hệ thống tưới điều áp, áp dụng tưới vi mô, sản xuất cây trồng có giá trị cao và cải thiện hệ thống quản lý thuỷ lợi. Một số giải pháp công nghệ đã được sử dụng đã giúp đạt được những điều này.
Giải pháp số hoá đã được sử dụng
Thu hoạch thành công. Nông dân ở Madhya Pradesh sẽ được hưởng lợi ích từ các giải pháp kỹ thuật số thúc đẩy sử dụng nước hiệu quả hơn trong đất nông nghiệp (ảnh của ADB)
Kiểm soát giám sát, thu thập dữ liệu (SCADA) và một hệ thống quản lý nguồn ra. Một thách thức là làm sao để chính phủ quản lý hiệu quả mạng lưới phân phối lớn. Mạng lưới trước đây chỉ bao gồm các kênh nhưng bây giờ bao gồm cả việc xây dựng các trạm bơm quy mô lớn, sẽ bơm nước từ đập nước đến các khoang phân phối. Để giải quyết vấn này, SCADA sẽ cung cấp chức năng giám sát thời gian thực, điều khiển lưu lượng và áp suất từ xa. Nó sẽ giúp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng nước và giảm tiêu thụ điện năng, vốn được coi là có giá trị. Hệ thống quản lý nguồn ra – một hệ thống hỗ trợ quyết định nhằm tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch tưới tiêu – sẽ hỗ trợ phân phối công bằng và an toàn hệ thống.
Lập chương trình nước dựa trên viễn thám. Công nghệ này dựa trên các vệ tinh quan sát trái đất để đo thảm thực vật. Sau khi hoàn tất các phép đo, tốc độ thoát hơi nước được tính bằng cách sử dụng Thuật toán Cân bằng Năng lượng Bề mặt cho mô hình Đất. Thông tin nhu cầu cây trồng sau đó được tích hợp vào một ứng dụng đưa ra lời khuyên cho nông dân để họ có thể tiến hành tưới tiêu đúng kế hoạch và theo lịch trình.
Các bài học rút ra
Sự tin dùng và ủng hộ của khách hàng là lợi thế để thu hút các thành phần khác. Cơ quan điều hành có năng lực và ủng hộ ý tưởng của ADB về mạng lưới phân phối điều áp, vì sẽ có nhiều khu vực cần được tưới hơn. Sự tham gia của tư nhân trong việc bảo đảm duy trì hệ thống quy mô lớn cũng được đánh giá cao.
Xây dựng chiến lược để huy động cộng đồng. Thay đổi tư duy về công nghệ mới có thể là một thách thức. Cơ quan điều hành đang nỗ lực giảm thiểu điều này. Họ lên kế hoạch sử dụng các mối quan hệ của cán bộ với nông dân để thuyết phục nông dân áp dụng công nghệ. Các trang trại trình diễn cũng đang được phát triển để nông dân có thể tận mắt chứng kiến cách công nghệ được áp dụng.
Với dân số tăng nhanh và đô thị hoá nhảy vọt, vấn nạn thiếu nước cho cả ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp đang trở thành mối lo ngại lớn.
Dịch từ nguồn bài viết: Digitalizing H2O: Digital for water security and resilience