DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP (WB8)
Khoản tín dụng số Cr.5749-VN cho dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) ký ngày 8 tháng 4 năm 2016, thông tin về thời gian như sau:
- Ngày hiệp định có hiệu lực: 7/7/2016.
- Ngày đóng khoản vay: 30/6/2022.
- Tổng thời gian thực hiện dự án: 72 tháng.
Mục tiêu tổng quát
- Hỗ trợ thực hiện Chương trình Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thông qua sửa chữa, nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý, vận hành an toàn đập nhằm bảo vệ cho dân cư và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng hạ du.
Mục tiêu cụ thể
- Khôi phục và đảm bảo an toàn công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập đã bị xuống cấp hoặc thiếu năng lực xả lũ.
- Cải thiện thể chế, chính sách về quản lý, giám sát an toàn đập quốc gia, tăng cường năng lực quản lý, vận hành và cơ chế thông tin phối hợp trên lưu vực.
- Nâng cao năng lực quản lý và thực thi dự án, quản lý môi trường, xã hội.
- Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đập (412 triệu USD).
+ Đánh giá khả năng xả lũ và nâng cao khả năng phòng, chống lũ cho các hồ chứa lớn.
+ Sửa chữa, cải tạo các hồ, đập bị hư hỏng về kết cấu và thiếu năng lực xả lũ.
+ Trang bị cho hỗ trợ dự báo, giám sát và vận hành hồ chứa.
- Hợp phần 2: Quản lý an toàn đập (20 triệu USD).
+ Trang bị thiết bị phục vụ giám sát, vận hành liên hồ chứa và cảnh báo thiên tai trên lưu vực.
+ Trang bị công cụ hỗ trợ cho các đơn vị quản lý an toàn đập.
+ Cải thiện thể chế và chính sách an toàn đập.
+ Hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra, giám sát an toàn đập.
+ Ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện các đánh giá.
+ Đào tạo, truyền thông nâng cao năng lực và kỹ năng ứng phó với sự cố đập và rủi ro thiên tai.
- Hợp phần 3: Quản lý dự án (11 triệu USD).
+ Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, bao gồm hỗ trợ thực hiện dự án (PIC) và giám sát độc lập bên thứ ba (ISC).
+ Kiểm toán dự án.
+ Đào tạo năng lực quản lý dự án cho các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cấp Trung ương và cấp tỉnh trong và ngoài nước; Cung cấp trang thiết bị, tài chính, hỗ trợ quản lý và thực hiện dự án.
Các tỉnh thực hiện dự án là các tỉnh tham gia Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa, 34 tỉnh bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh.
Tổng mức đầu tư cho dự án là 443 triệu USD, trong đó 415 triệu USD được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và 28 triệu vốn đối ứng trong nước (phân bổ tại quyết định số 4638/QĐ-BNN-HTQT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Ph
|