Trang chủWB8Tin tức

Đoàn công tác thu thập thông tin phục vụ thực hiện gói thầu C2-MARD-CS8.5: Hướng dẫn thiết kế, thi công thiết bị lọc và tiêu nước thấm hạ lưu đập đất vừa và nhỏ

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

 Trong khuôn khổ Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8), Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (Ban CPO) đã huy động đơn vị tư vấn (Viện Thủy công) thực hiện dịch vụ tư vấn gói thầu “C2-MARD-CS8.5: Hướng dẫn thiết kế, thi công thiết bị lọc và tiêu nước thấm hạ lưu đập đất vừa và nhỏ”. Để sản phẩm tư vấn phù hợp với thực tiễn và có tính ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý an toàn đập, Ban CPO đã cử đơn vị tư vấn đăng ký và đến làm việc với các đơn vị liên quan thuộc Sở NN&PTNT Thanh Hóa (Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH một thành viên Sông Chu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy). Với kết quả làm việc như sau:

I. Họp với đơn vị liên quan thuộc Sở NN&PTNT Thanh Hóa

- Nội dung làm việc:

  • Giới thiệu về mục đích, nội dung chuyến công tác;
  • Phỏng vấn, thu thập thông tin về hiện trạng hồ chứa trên địa bàn tỉnh do các đơn vị quản lý;
  • Thu thập các hồ sơ thiết kế, sửa chữa nâng cấp hồ chứa vừa và nhỏ có hiện tượng thấm liên quan đến kết cấu tiêu thoát nước mái hạ lưu đập.
  • Thực địa một số đập có hiện tượng thấm.

Hình 1. Trao đổi thông tin tại công ty TNHH một thành viên Sông Chu

Hình 2. Trao đổi thông tin tại Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa

Hình 3. Trao đổi thông tin tại phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lộc

Hình 4. Trao đổi thông tin tại phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lộc

II. Đi thực địa tìm hiểu thực tế một số hồ đập

- Hồ Đồng Bể, xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Công ty TNHH một thành viên Sông Chu quản lý. Hồ được nâng cấp sửa chữa chống thấm thân đập bằng khoan phụt xi măng 2 hàng vào năm 2018. Trên thân đập lắp đặt hệ thống 18 giếng quan trắc, bao gồm 06 giếng quan trắc chuyển vị và 12 giếng quan trắc thấm. Đỉnh đập được bảo vệ bằng bê tông cốt thép, mái đập thượng lưu được bảo vệ bằng tấm bê tông cốt thép, mái hạ lưu có hệ thổng rãnh tiêu thoát nước và trồng cỏ bảo vệ. Kết cấu thoát nước mái hạ lưu là lăng trụ đá. Hiện tại, mái đập không quan sát thấy hiện tượng thấm, chỉ quan sát thấy xuất hiện thấm ở nhà vận hành cống lấy nước.

Hình 5. Hiện trạng hồ Đồng Bể, Triệu Thành, Triệu Sơn; a- Tổng thể hồ;b- Kết cấu bảo vệ mái thượng lưu; c- Hệ thống giếng quan trắc; d- Cấu tạo giếng quan trắc thấm; e- Đo mực nước ngầm trong giếng; f- Hệ thống bảo vệ mái hạ lưu; g- Nhà vận hành cống; h- Vị trí xuất lộ thấm tại nhà vận hành; i,j- Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu đập.

- Hồ Làng Ngọc, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa: Hồ được nâng cấp sửa chữa từ năm 2018 - 2019 và bàn giao cho huyện quản lý vào tháng 2 năm 2020. Đập được tôn cao bằng giải pháp đắp áp chúc ở mái hạ lưu. Tràn nằm bên phía vai phải đập, trước có cấu tạo là tràn đất, nay được nâng cấp thành tràn bê tông cốt thép. Mái thượng lưu đập được bảo vệ bằng tấm bê tông cốt thép, mái hạ lưu đập được bảo vệ bằng giải pháp trồng cỏ, kết hợp với các rãnh thu nước. Kết cấu tiêu thoát nước mái hạ lưu kiểu lăng trụ. Hiện tại, đập làm việc bình thường, không quan sát thấy thấm thân đập, kết cấu tiêu thoát nước làm việc bình thường. Tuy nhiên, tại vị trí kết cấu tiêu thoát nước gần tràn có tọa độ 20015,459’; 105021,052’ đang có hiện tượng có tiếng dòng chảy mạnh. Nhiều khả năng là do hiện tượng thấm qua đáy tràn, huyện và ban quan lí xây dựng đập đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.

Hình 6. Hiện trạng hồ Làng Ngọc, Cẩm Thành, Cẩm Thủy; a- Tổng thể hồ;b- Tràn; c- Kết cấu tiêu thoát nước mái hạ lưu; d – Vị trí hiện nay đang có dấu hiệu của dòng chảy trong kết cấu tiêu thoát nước.

- Hồ Bồ Kết, Xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy: Hồ được xây dựng từ lâu, không còn hồ sơ thiết kế lưu trữ tại huyện. Hiện nay, hồ do xã Cẩm Tâm quản lí, năm 2016 đã tiến hành sửa chữa lần thứ nhất tại 4 vị trí xuất hiện thấm mất nước mạnh tại mái hạ lưu đập, trong đó 02 vị trí phía trên cơ đập có tọa độ 20006,002’; 105030,596’, 02 vị trí ở chân hạ lưu mái đập có tọa độ 20005,986’; 105030,578’. Biện pháp xử lý: đào sâu 1m rải đá thành 3 lớp: lớp thứ nhất (dưới cùng) đá 1x2, lớp thứ 2 đá 3x4 và lớp trên cùng là đá hộc, từ sau khi khi xử lý đến nay không còn hiện tượng xuất lộ thấm. Hiện tại, trên thân đập xuất hiện 2 điểm thấm với lưu lượng thoát ra trung bình, tọa độ xuất lộ thấm 20005,995’; 105030,618’, theo mô tả của đơn vị vận hành: 02 vị trí xuất lộ thấm này nước thoát quanh năm, kể cả vào mùa khô. Vị trí cống xuất hiện hiện tượng thấm, nguyên nhân có thể là do hở mang cống. Kết cấu tiêu thoát nước là kiểu lăng trụ, hoạt động bình thường.

Hình 7. Hiện trạng hồ Bồ Kết, Cẩm Tâm, Cẩm Thủy; a- Tổng thể hồ; b- Đỉnh đập;          c- Tràn; d - Nhà vận hành cống; e- Dấu hiệu thấm của cống; f- Đường lên đập xuống cấp; g- Vị trí xuất lộ thấm; h- Vị trí xử lý thấm 2016; i,j- Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu đập.

- Hồ Đồng Mực, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Được xây dựng vào năm 1986 và được sửa chữa vào năm 2008, hiện nay đang do xã vận hành quản lý. Đập chính cao 20.3m và dài 320m. Đỉnh đập được bảo vệ bằng bê tông cốt thép, mái đập lát đá khan bảo vệ. Hiện tại, thân đập không xuất hiện dấu hiệu của thấm, chỉ xuất lộ thấm xung quanh nhà vận hành cống. Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu đập kiểu lăng trụ, hiện tại hệ thống tiêu thoát nước làm việc bình thường, song quan sát nước thoát ra từ kết cấu tiêu thoát nước tại vị trí có tọa độ 20002,415’;105040,449’ cho thấy thân đập tại vị trí này có khả năng bị thấm mất nước mạnh.

Hình 8. Hiện trạng hồ Đồng Mực, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc; a- Tổng thể hồ; b- Đỉnh đập; c- Tràn; d- Dấu hiệu thấm của cống; e,f- Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu.

- Hồ Đá Kẽm, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Hồ được xây dựng vào năm 1997, đã sửa chữa một lần vào năm 2014, hiện đang được xã vận hành quản lý. Đập chính cao 14.2m và dài 255m. Đỉnh đập được bảo vệ bằng đá, cuội, sỏi đầm chặt. Mái thượng lưu được bảo vệ bằng tấm bê tông cốt thép. Trên mái đập không có hiện tượng thấm. Tại vị trí cống lấy nước, dọc cửa lấy nước tọa độ 20003,185’; 105044,700’ xuất hiện dòng thấm với lưu lượng lớn, nguyên nhân có thể là do xử lý tiếp giáp giữa cửa lấy nước và vai đập không tốt. Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu là kiểu lăng trụ, hoạt động bình thường.

Hình 9. Hiện trạng hồ Đá Kẽm, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc; a- Đỉnh đập; b- Mái thượng lưu đập; c- Nhà vận hành cống; d - Vị trí xuất lộ nước tại cửa ra của cống; e,f- Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu đập.

- Hồ Rát, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Hồ được xây dựng năm 1972, được sửa chữa một lần vào năm 1997, hiện nay do xã Vĩnh Lộc quản lý vận hành. Đập chính cao 20.7 và dài 171m. Kết quả khảo sát cho thấy: Thân đập đang xuất lộ dải thấm mất nước, kết cấu tiêu nước mái hạ lưu là kết cấu kiểu lăng trụ làm việc bình thường.

Hình 10. Hiện trạng hồ Rát, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc; a- Tổng thể hồ; b- Đỉnh đập; c- Tràn; d – Rãnh thu nước đã xuống cấp; e-Vị trí thấm trên thân đập; f- Dải xuất lộ thấm trên thân đập; g, h- Kết cấu tiêu thoát nước hạ lưu.

 

T/G: Đinh Văn Linh

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác