Trang chủĐảng ủy - Công đoàn - Đoàn TN

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 97-KL/TW về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện, tạo nền tảng vững chắc góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên, xuất khẩu liên tục tăng; trồng và bảo vệ rừng thực hiện tốt hơn; khai thác hải sản phát triển theo hướng bền vững, giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng tốt khoa học, công nghệ.

 

Đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện; dân chủ ở cơ sở được phát huy. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi. Tuy nhiên, cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém.

 

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân:

 

Một là, đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Hai là, rà soát, điều chỉnh bổ sung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Theo đó, các bộ, ngành Trung ương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể có liên quan gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp của cả nước; quy hoạch vùng sản xuất các loại nông sản chủ lực, hình thành các mặt hàng nông sản có thương hiệu quốc gia, quốc tế. Trên cơ sở yêu cầu tái cơ cấu nền nông nghiệp của cả nước và của mỗi vùng, miền, các địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông thôn gắn hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường.

 

Ba là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản, ưu tiên trước hết cho các sản phẩm chủ lực. Phát triển nông nghiệp dựa trên đặc điểm, lợi thế của mỗi vùng, miền, địa phương; xác định rõ các cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có thị trường. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các loại nông sản chủ lực, các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu quốc gia và quốc tế.

 

Bốn là, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tất cả các xã. Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát, đánh giá lại hệ thống 19 tiêu chí nông thôn mới, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế của mỗi vùng, miền, địa phương với phương châm "Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ". Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó ưu tiên nguồn lực phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người dân. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là các hạ tầng thiết yếu như hệ thống cầu, cống, công trình thủy lợi, đê điều, giao thông nội đồng, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, cảng cá, ưu tiên củng cố hệ thống đê và rừng ven biển, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, ven biển miền Trung, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đời sống, hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.

 

Năm là, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát huy quyền làm chủ của nông dân. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ưu tiên đầu tư phát triển y tế, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn; thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, chính sách dân số. Khuyến khích nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; sơ kết việc thực hiện chính sách Bảo hiểm nông nghiệp; nghiên cứu chính sách Bảo hiểm đối với nông dân, ngư dân. Phát triển văn hóa nông thôn gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc. Thực hiện có hiệu quả các chương trình và chính sách giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình trên cùng một địa bàn.

 

Sáu là, tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đổi mới cơ chế, chính sách, huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp…/.

NguonVukehoach.mard.gov.vn


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác